Việc làm của cả nhóm đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người ý thức hơn về việc tái chế rác thải điện tử, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
Việc xử lý rác thải điện tử cũng không hề đơn giản và có phần phức tạp hơn các loại rác thải khác, để tái chế chúng là một công việc đòi hỏi chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên mới đây, một nhóm các nghệ sĩ tài năng đã gây ấn tượng mạnh, bằng cách tái chế rác thải điện tử vô cùng đặc biệt của mình, khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Bạn có tin rằng tác phẩm này đã được tạo nên hoàn toàn từ rác thải điện tử không?
Dự án bắt đầu khi Von Wong, một nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế kiêm tình nguyện viên đã liên hệ với chương trình tái chế rác thải của Dell và các tổ chức xã hội về môi trường, để từ đó nhận được sự trợ giúp và thực hiện dự án của mình.
Hãng Dell đã liên hệ với Wistron GreenTech, đối tác tái chế rác của hãng này tại Dallas, Mỹ và mượn một căn phòng, sau đó Wong và các cộng sự của mình đã được đem “tặng” cho gần 2 tấn rác thải điện tử để làm nên một tác phẩm nghệ thuật có 1 không 2.
Ý tưởng ban đầu về concept của những bức ảnh
50 tình nguyện viên đến tham gia trong hơn 10 ngày để phân loại các rác thải điện tử
Do thiếu nhân lực nên cả nhóm của Wong đã kêu gọi tình nguyện viên đến tham gia trên mọi trang mạng xã hội, từ Facebook, Twitter, Instagram. Kết quả là đã có tới 50 người đến chung tay, có người còn không quản ngại đường xa, lái xe với quãng đường hơn 12 tiếng để đến làm việc hơn 10 giờ liên tục không ngừng nghỉ, bao gồm cả buổi tối và cuối tuần!
Căn phòng mà cả nhóm đã làm việc trong suốt hơn 10 ngày
Họ đã phải phân loại rác thải, lắp ghép chúng lại thành những hình khối và background đặc biệt…
…để rồi cho ra những bức hình tuyệt đẹp như thế này
Tác phẩm được tạo nên hoàn toàn bằng những công cụ đơn giản
Với những dụng cụ cơ khí bình thường, sơn tường và gỗ, cả nhóm “nghệ sĩ” đã gắn liền các khối rác thải điện tử với nhau một cách rất cầu kì và cẩn thận. Việc khó nhất trong đó chính là tạo nên cánh cổng (Portal), bởi mỗi cánh cung mất tới hơn 6 giờ để trang trí bằng các bảng mạch điện tử.
Do thời gian hạn chế nên concept chỉ được làm sao cho phù hợp với góc nhìn từ đằng sau người mẫu
Không hề có Studio chuyên nghiệp, cả nhóm chỉ sử dụng đèn flash vàng cam để chiếu sáng trong khâu chụp hình và tạo nên tác phẩm kỳ ảo này
Vẽ bối cảnh trên sàn nhà bằng phấn, dây thừng, thước đo để đặt các laptop đã bỏ đi thành hình cánh cung
Bức tưởng điện tử được làm từ chuột máy tính, adapter, dây dẫn và các thiết bị ngoại vi. Thật sáng tạo phải không nào?
Trong khi đó, khâu trang điểm cho người mẫu cho giống với người máy đến từ tương lại phải mất đến 8 giờ
Máy thổi gió được trưng dụng để tạo hiệu ứng “tóc bay” cho người mẫu
Dù không có công cụ chiếu sáng chuyên dụng nhưng thật may mắn, một tình nguyện viên đã mang đến drone để đính đèn rọi sáng từ trên xuống
Và cuối cùng tạo nên tác phẩm tuyệt vời thế này đây! Mang đậm chất Sci-fi và cyberpunk
Mất tới hơn 10 ngày cho toàn bộ dự án, tuy nhiên chỉ mất có 4 tiếng để họ dọn dẹp và trả lại căn phòng. Qua dự án này, Wong và cả nhóm nghệ sĩ hi vọng sẽ có thể truyền cảm hứng cho toàn thế giới, để từ đó ý thức hơn về việc tái chế rác thải điện tử và góp phần bảo vệ môi trường.